Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

10 QUY TẮC TRƯỜNG THỌ



10 QUY TẮC TRƯỜNG THỌ
(Trường thọ thập tắc)
Người xưa thường nói: “Ai cũng muốn sống thọ mà không biết cách dinh dưỡng. Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết giữ miệng. Ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân. Xin giới thiệu “Trường thọ thập tắc” hay 10 quy tắc trường thọ của người xưa. Đó là:
1. Thiểu nhục đa thái: Ít thịt nhiều rau. Nên ăn ít thịt: vừa tránh béo phì vừa tránh khó tiêu, nặng bụng. Ăn rau quả nhiều thì tránh được táo bón và giảm cholesterol. Rau quả còn chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư nữa.
2. Thiểu đường đa quả: Ít đường nhiều trái cây. Ở người cao tuổi, ăn đường nhiều dễ béo và sanh bệnh đái tháo đường. Còn ăn trái cây nhiều thì vừa có chất ngọt vừa có nhiều sinh tố, vi chất,… cần cho sức khỏe.

3. Thiểu phiền đa miên: Ít phiền muộn, ngủ nhiều. Tránh lo phiền để tâm hồn thoải mái. Khi đi ngủ thì rũ bỏ ưu phiền, “quẳng gánh lo đi” để có giấc ngủ ngon.
4. Thiều y đa dục: áo ít, tắm nhiều. Ngoài hô hấp bằng mũi, con người còn “thở” qua da nữa. Nên mặc đồ mỏng bằng vải, rộng rãi và tắm rửa mỗi ngày để da “hô hấp” dễ dàng thì con người mới thoải mái.   
5. Thiểu ngôn đa hành: Nói ít làm nhiều. Người nói nhiều thường bị cho là khoát lác, mất đi sự kính trọng của người chung quanh. Cần làm nhiều hơn nói để vừa thực hành những kinh nghiệm tích lũy vừa nêu gương siêng năng cho lớp trẻ.
6. Thiểu cổ đa thố: Mặn ít chua nhiều. Người lớn tuổi nên giảm ăn mặn để ngừa phù thủng và tăng huyết áp nhưng lại được ăn chua nhiều: có lẽ tuổi già bộ máy tiêu hóa suy yếu (độ acid giảm) nên ăn chua để cân bằng độ acid trong dạ dày.

7. Thiểu thực đa tước: ăn ít nhai nhiều. Người nhiều tuổi nên ăn ít nhưng lại chia ra nhiều bữa và phải nhai kỹ (và lâu) giúp cho dạ dày bớt làm việc. Dù ngon miệng cũng không nên ăn nhanh và ăn no. 
8. Thiểu nộ đa tiếu: giận ít cười nhiều. Người hay cau có gắt gỏng thường ít được người khác thích gần gũi. Vã lại, cần giảm stress để thư thái hơn; chỉ có người tinh thần cởi mở, vui tươi mới có nhiều người thân.
9. Thiểu dục đa thí: ham muốn ít, bố thí nhiều. Ở đời, ai cũng thích người có từ tâm vì họ luôn luôn vui vẻ, rộng rãi. Còn người nhiều ham muốn lúc nào họ cũng bo bo lo giữ của và ưu tư suy tính thủ đắc cái chưa có: tâm hồn không lúc nào yên.   
10. Thiểu xa đa bộ: Đi xe ít, đi bộ nhiều. Đi bộ rất tốt cho người cao tuổi. không gì thú hơn là chiều chiều vừa đi bộ vừa ngắm cảnh, sáng sáng đi bộ chừng nữa giờ là rất tốt. Có công việc phải di chuyển gần nhà, nên đi bộ hay đạp xe.
       Giữ được 10 quy tắc trên, con người không những trường thọ mà còn sống vui, sống khỏe, sống có ích, làm gương tốt cho xã hội nữa.
                                      (Theo Thuốc và sức khỏe số 257)

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Muối ngâm chân Sinh Dược

Cổ nhân dạy: "Dưỡng thụ hộ căn, dưỡng nhân hộ cước. Sau ăn ba trăm bước, trước ngủ một chậu ngâm."
Nghĩa là: "Chăm cây cần bảo vệ rễ, chăm người cần bảo vệ chân;
Sau ăn no không nên nằm nghĩ ngay, trước khi ngủ nên ngâm chân để chân được thư giãn hồi phục".

MUỐI NGÂM CHÂN SINH DƯỢC
Là một bài muối dân gian cổ truyền của thôn Sinh Dược, Gia Viễn, Ninh Bình, từng được các nhà vua xưa sử dụng để dưỡng sinh, muối ngâm chân Sinh Dược được coi là một bài thuốc quý, một phương pháp hỗ trợ chức năng giúp giảm đau nhức xương khớp, chống mất ngủ, tê lạnh chân tay, khi huyết lưu thông kém, hôi chân tay, mẩn ngứa, dị ứng.
Muối ngâm chân Sinh Dược sử dụng các thành phần hoàn toàn tự nhiên bao gồm muối khoáng (là loại muối chứa các thành phần vi lượng như sắt, kẽm, magie, đồng...) kết hợp với thảo dược chùa dù, bạch đàn và bạc hà, là những nguyên liệu được trồng và khai thác trong tự nhiên ngay tại địa phương - vùng đất nổi tiếng về các loại thảo dược (thôn Sinh Dược, Ninh Bình).
6 tác dụng đặc biệt của muối ngâm chân Sinh Dược

1. Đặc biệt hỗ trợ giảm đau nhức cơ xương khớp
2. Chống lạnh chân tay
3. Trị mất ngủ
4. Khử mùi hôi chân, ra mồ hôi chân tay
5. Trị mẩn ngứa, dị ứng
6. Xóa tan mệt mỏi, giúp thư giãn, thoải mái.